KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM CÂY ĐẬU
- Cơ cấu giống:
Giống nhập khẩu trực tiếp, đã kiểm tra qua thực tế. Đạt tỷ lệ nảy mầm, năng suất tốt.
- Thời vụ:
– Vụ xuân: 15/2 – 31/4
– Vụ hè thu: gieo trước 10/8
– Vụ đông: gieo trước 15/9
– Căn cứ đặc điểm thời gian sinh trưởng mà bố trí thời vụ thích hợp để đậu sinh trưởng phát triển thuận lợi (lưu ý đến yếu tố thời tiết vào thời kỳ ra hoa – đậu quả).
– Nên luân canh, xen canh đậu với cây trồng khác họ (không trồng đậu qua nhiều vụ trên cùng một chân đất hoặc vụ trước đã trồng cây họ đậu).
- Đất trồng:
– Đậu là cây không kén đất, nhưng để có năng suất cao nên ƯU TIÊN đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, giữ ẩm và thoát nước tốt. Theo đó, đất thịt nhẹ, đất cát pha, phù sa ven sông,…là lựa chọn hợp lý.
– Đối với đất trồng đậu ở bãi ven sông, chuyên trồng màu chúng ta áp dụng kỹ thuật trồng trên nền đất khô. Tiến hành cày bữa, lên luống hoặc thực hiện san thành mặt phẳng, rạch hàng đầy đủ để gieo hạt giống. Song song với đó việc làm cỏ, xử lý đất trước khi gieo trồng là yêu cầu cơ bản cần được đảm bảo.
– Đối với đất thường dùng cho cây trồng cạn cần thực hiện lên luống chiều rộng tiêu chuẩn là 80cm, chiều cao là 20 – 25cm, rạch thành 2 hàng. Yêu cầu với ruộng trồng này cần tiến hành làm rãnh thoát nước với chiều rộng đạt 30 – 35cm. Trường hợp đất trồng có khả năng thoát nước tốt thì làm luống chiều rộng khoảng 1.2m trồng 3 hàng là giải pháp để nâng cao số lượng cây trồng hiệu quả.
– Đối với đất trồng sau lúa mùa không làm đất, tiến hành gieo hạt trực tiếp vào gốc rạ theo đúng hàng lúa đã trồng trước đó. Đảm bảo 2 hàng lúa gieo 1 hàng đậu là thích hợp. Đảm bảo ruộng thoát nước tốt, cần tiến hành tạo rãnh thoát nước với băng rộng tiêu chuẩn là 2 – 3m.
– Đối với đất dốc khi sử dụng để trồng đậu cần thiết kế thành băng với khả năng chống xói mòn tốt. Thực hiện việc lên luống tạo rãnh thoát nước khi thời tiết mưa to, kéo dài. Yêu cầu mặt luống chiều rộng tiêu chuẩn là 1 – 1.2m, chiều cao khoảng 15 – 20cm, rãnh rộng khoảng 25 – 30cm.
- Mật độ, khoảng cách trồng:
– Lượng giống gieo/ sào (360m2): Đậu 2,0 – 2,2kg.
– Khoảng cách gieo: Hàng cách hàng 30–35 cm. Cây cách cây 20 – 25cm.
– Cách gieo: Chọc lỗ sâu 1,5 – 2cm, bỏ hạt, lấp đất; gieo 1-2 hạt/hốc, khoảng cách hốc 20 – 25cm. Thông thường có các cách gieo hạt giống như sau:
+ Gieo vãi: Thực hiện ở những ruộng trồng cao, đất đủ ẩm, rãnh thoát nước theo luống hoặc thiết kế theo băng. Chúng ta tiến hành chia hạt giống choa từng luống, từng băng sau đó tiến hành rắc đều. Quá trình gieo sau khi hoàn thành cần phủ hạt, kiểm tra kỹ lưỡng vấn đề thoát nước. Nên gieo với mật độ dày hơn đôi chút, tiến hành tỉa dặm sau khi gieo khoảng 5 – 7 ngày.
+ Gieo theo luống được làm đất: Sử dụng cuốc tạo thành các rạch ngang có chiều sâu khoảng 2 – 3cm, mỗi rạch cách nhau một khoảng là 30cm. thực hiện tra hạt vào mỗi hốc là 1 – 2 hạt, đảm bảo hốc cách hốc là 7 – 12cm.
+ Gieo theo luống không làm đất: Gặt lúa sát gốc rạ, tiến hành tạo rãnh thoát nước bằng cuốc, hoặc cày với các rãnh cách nhau khoảng 1.5m. Các rạch được thiết kế theo hàng ngang, chiều sâu là 3 – 5cm.
+ Gieo theo gốc rạ: Sau khi thu hoạch lúa hoàn thành chúng ta tạo rãnh thoát nước giống như gieo vãi. Gạt nghiêng gốc rạ, mỗi gốc tra 2 hạt vào kẽ tiếp xúc trực tiếp giữa đất và gốc rạ.
* Chú ý: Không gieo hạt vào những ngày mưa to, hạt bị trương nước làm giảm sức nảy mầm; Phơi lại hạt giống trước khi gieo, phơi trên nong, nia, dưới nắng nhẹ để kích thích nảy mầm.
- Chăm sóc
* Trừ cỏ:
– Trước gieo đậu 5 – 7 ngày, cần làm sạch cỏ dại, cắt bỏ các lá khô, lá vàng, lá sâu bệnh và lá già khuất sáng trên cây ngô, gom hủy tàn dư thực vật, tạo sự thông thoáng trong ruộng ngô,
– Khi cây có 1 – 2 lá thật, kiểm tra tỉa bỏ các cây còi cọc, cây sâu bệnh… chỉ để lại 1 – 2 cây đậu khỏe/khóm.
* Bón phân:
– Phân bón:
+ Lượng phân bón (tính cho 1 ha) ở vụ xuân, vụ đông là 40 kg N + 90 kg P2O5 + 70 kg K2O. Vụ hè và hè thu, giảm ½ lượng đạm. Tương ứng 60-75kg NPK 13-13-13
+ Cách bón: Bón lót toàn bộ phân lân và vôi bột. Bón thúc lần 1 khi cây có từ 2 – 3 lá thật là ½ lượng đạm + ½ lượng kali. Bón thúc lần 2 khi cây có từ 4 – 5 lá thật là ½ lượng đạm + ½ lượng kali còn lại.
– Chăm sóc:
+ Xới xáo lần 1 kết hợp bón thúc và làm cỏ khi cây có 2 – 3 lá thật. Lần 2, xới sâu, kết hợp vun cao, bón thúc và làm cỏ khi cây có từ 4 – 5 lá thật.
+ Tưới nước: Giữ độ ẩm đất thường xuyên khoảng 70-75% độ ẩm tối đa đồng ruộng.
* Phòng trừ sâu bệnh:
– Thường xuyên thăm đồng, kiểm tra tình hình sâu bệnh.
– Cần chú ý phòng trừ các loại sâu hại như sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu đục quả, bọ xít, giòi đục thân…
– Vào các thời kỳ sinh trưởng như 1-5 lá thật, thời kỳ ra nụ, thời kỳ sau tắt chùm hoa ngọn, thời kỳ quả chín sữa sử dụng các loại thuốc như Sherpa 25EC, Regnet 800WG, Dipterex… theo liều lượng và nồng độ khuyến cáo trên bao bì.
- Thu hoạch
Khi cây có từ 70 – 95% số quả/cây đã chín, chọn ngày nắng ráo, tuốt bỏ lá, cắt bỏ gốc, thu cây về phơi ủ theo quy trình chung đối với cây đậu. Sau khi ra hạt, tiến hành làm sạch, phơi khô về ẩm độ hạt khoảng 12%, cất giữ và bảo quản hạt giống nơi khô ráo.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Quy trình trồng đậu đỏ”