QUY TRÌNH TRỒNG CÂY XOÀI
Xoài Campuchia: xuất quả tươi, sấy khô, nước tương xoài
Thị trường: các nước châu âu, châu á, Trung Quốc, siêu thị nội địa tại Việt Nam
Ưu điểm: sử dụng phong phú đa dạng, vị thanh (chua nhẹ khi xanh, chuyển màu vị ngọt)
- GIỐNG TRỒNG
- Xoài keo: cho quả to tròn ở giữa và thuôn dài về hai đầu. Quả cho vỏ mỏng và xanh tuy nhiên bên trong ruột đã vàng óng. Nếu như những giống xoài khác khi xanh ăn sẽ rất chua chỉ ngon và ngọt khi chín thì xoài keo được cho là có cả 2 ưu điểm trên. Khi còn xanh quả ăn chua nhẹ và giòn còn khi chín xoài keo lại ngọt và thơm.
- Sử dụng: Quả xuất khẩu quả đẹp, quả xấu sấy dẻo, giá trị kinh tế cao, thị trường rộng khắp, dễ tiêu thụ
- ĐẤT TRỒNG
- Xoài thích hợp trên nhiều loại đất (đất thịt, đất đồi sỏi, đất đỏ Bazan..), pH từ 5-7,0 và cần có đê bao chống lũ triệt để cho vườn xoài.
- Đất thoát nước tốt
- KỸ THUẬT TRỒNG
- Chuẩn bị cây giống:
- Giống trồng là giống cây thực sinh trồng bằng hạt, cây khoẻ mạnh
- Cây trồng cao từ 50cm trở lên, cây khoẻ mạnh, không sâu bệnh
- Mật độ và khoảng cách trồng:
- Xoài là cây ưa sáng và có trái ở chồi tận cùng ngoài tán cây. Nếu trồng quá dày, cây sẽ che rợp lẫn nhau dẫn đến năng suất thấp nhưng trồng quá thưa những năm đầu vườn xoài sẽ có sản lượng thấp. Khoảng cách trồng từ 4*5 hoặc 5 *5 m (cây cách cây – hàng cách hàng), tương đương mật độ 400-500 cây/ha
- Quy trình trồng thẳng hàng song song.
- Quản lý nước:
- Điều kiện với cây xoài, thoát nước tốt vào mùa mưa tránh ngập úng, cung cấp đủ nước tưới giữ ẩm vào mùa khô
- Cần xây dựng hệ thống thoát nước mùa mưa, do mùa mưa tại khu vực lớn, mưa liên tục kéo dài, mùa khô kéo dài cần đảm bảo đủ nước
- Quản lý phân bón- sâu bênh:
Cách bón phân:
Khuyến khích sử dụng các loại phân hữu cơ trên vườn xoài.
- Đối với cây chưa cho trái: Phân bón gốc 3kg/gốc/năm (bón 2 lần/ năm cách nhau 6 tháng).
- Đối với cây cho trái: Phân bón gốc 4-5kg/gốc/năm (bón 2 lần/ năm cách nhau 2 tháng).
- Kết hợp phân hóa học và thuốc BVTV
- Lưu ý: Khi bón phân nên xới vòng tròn theo hình chiếu tán cây, trộn phân đều vào đất, sau đó tưới nước giữ ẩm.
Tạo tán
- Tạo tán để giúp cho cây có tán cân đối, dễ chăm sóc và thu hoạch trái. Kỹ thuật tạo tán là tỉa bỏ chồi ngọn để cây phát triển theo chiều rộng. Sau khi trồng khoảng 1-2 tháng, cây có chiều cao 80 cm tiến hành bấm ngọn, chừa lại độ cao của thân chính 30-40cm. Khi ra cơi đọt 1 chừa lại 2-3 chồi khỏe và phân bố đều tán cây, tiếp tục thực hiện kỹ thuật này cho cơi đọt 2 và 3 để đảm bảo bộ khung hoàn chỉnh và cân đối cho cây.
- Tiến hành bấm ngọn khi lên cơi mới 30-40cm
- Cây xoài phát triển tán nhờ vào sự phát triển của chồi ngọn và chồi bên.
- Cây có tán thấp cần tạo điều kiện cho chồi bên phát triển bằng cách tỉa bỏ chồi ngọn.
Tỉa cành
- Công việc tỉa cành hàng năm nhằm duy trì bộ khung tán cây và loại bỏ cành sâu bệnh, ra đọt sớm tập trung và dễ ra hoa.
- Nên tỉa cành vào mùa khô thuận lợi cho sự sinh trưởng và ra đọt non, tỉa vào mùa mưa dễ bị nấm bệnh tấn công qua vết cắt và đọt non.
Cây trưởng thành:
- Việc tỉa cành được thực hiện hàng năm sau khi thu hoạch nhằm kích thích cho cây ra đọt mới sớm và đồng loạt. Nên cắt những cành mọc trong tán (che khuất lẫn nhau), cành nhỏ, cành bị sâu bệnh, cành vượt, cành thấp sát mặt đất, hay những cành mang bông đã rụng hết trái cần được tỉa để giúp cho tán cây được thông thoáng, dễ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch.
Đối với những cây xoài già:
- Có thể làm trẻ hoá bằng cách cưa bớt, bỏ hết những nhánh con chỉ chừa lại bộ khung chính. Cây trẻ hoá sẽ cho cành lá rất mạnh và chỉ ra hoa 1-2 năm sau.
- KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN RA HOA
- Các yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa xoài:
Yếu tố môi trường:
Môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên sự ra hoa và là bước đầu tiên để đạt được khả năng cho năng suất cao.
- Nhiệt độ:Nhiệt độ thấp kích thích tạo mầm hoa và làm cho cây trổ bông, những năm không lạnh cây sẽ ra hoa ít và thời gian ra hoa kéo dài. Nhiệt độ vào ban đêm từ 18-20oC thuận lợi cho sự ra hoa của xoài. Sử dụng thêm sản phẩm xử lý giúp cây ra hoa nhiều, đều, tăng khả năng đậu trái
- Tạo sự khô hạn : Biện pháp “xiết nước” để gây “sốc” cho cây ra hoa (rất hiệu quả ở giai đoạn kích thích ra chồi đồng loạt). Do đó, kết hợp hai biện pháp này cây xoài sẽ ra hoa sớm và đáp ứng tốt với việc xử lý ra hoa nghịch mùa.
- Quy trình xử lý ra hoa xoài:
- Có nhiều biện pháp để kích thích ra hoa xoài như: tạo sự khô hạn, không tưới nước, xử lý phun trên lá lấy hoa và đậu trái
Quy trình xử lý ra hoa xoài :
* Giai đoạn sau thu hoạch:
Cần tỉa bỏ những cành:
- Cây đã thu hoạch trái, cắt bỏ cành vô hiệu, ốm yếu, bị sâu bệnh, che rợp lẫn nhau và phát hoa không mang trái để giúp cho cây ra đọt đồng loạt tạo điều kiện ra hoa đồng loạt
Bón phân:
- Bón phân cao P và K cho cây xung quanh tán đảo cùng đất
- Ngắt tưới nước trong 20 ngày
- Phun bổ sung phân bón hàm lượng P-K cao giúp cứng lá, dày lá, phân hoá mầm hoa, tránh phun đọt non, phun 3 lần cách nhau 5 ngày
- Đây là đợt đọt quan trọng quyết định sự ra hoa, do đó cần chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh để bảo vệ đọt non. Các loại sâu bệnh cần chú ý: Bệnh thán thư, rầy bông xoài, bọ cắt lá và sâu đục cành ….
* Xử lý sâu bệnh:
- Phun xử lý sâu: dòng trích hút như nhện đỏ, bộ cánh tơ
- Phun xử lý nấm: xử lý thán thư và nấm bệnh khác trước khi ra hoa
* Giai đoạn ra hoa:
- Bón thúc cho hoa phát triển pha 1 lít phân bón lá tưới gốc hoặc phun vào gốc lúc trời mưa ẩm.
- Phun thuốc phòng ngừa rầy bông xoài, bọ trĩ và bệnh thán thư khi có đọt non màu đỏ chấm li ti
- Phun các sản phẩm tăng đậu trái có chứa Bo + canxi hai đợt, đợt 1 khi hoa khoảng 10 cm, đợt 2 khi hoa nở khoảng 15% trên bông.
- Trời âm u, mưa xuân tiến hành phun nano đồng bạc xử lý thán thư, sau mưa phun lại lần 2
* Giai đoạn đậu trái “rớt nhụy”:
- Hoa xoài thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng như ruồi, ong,… nên hạn chế phun các loại thuốc trừ sâu bệnh trong giai đoạn này để không làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của hoa. Chú ý, nếu gặp thời tiết xấu có thể phun ngừa bệnh thán thư và bọ trĩ.
* Giai đoạn phát triển trái:
- Giai đoạn trứng cá (7-10 ngày sau khi đậu trái/NSKĐT): pha 1 lít phân bón lá tưới gốc hoặc phun mặt gốc gảm rụng trái non. Phun thuốc đậu trái lần 2
- Giai đoạn 30 NSKĐT: Bón thúc phân hữu cơ trên mặt T322 từ 0.5-1kg/gốc. Tiến hành lựa chọn quả để bọc quả
- Giai đoạn 45 NSKĐT: Tùy theo số lượng quả trên cây, tiến hàng bổ sung phân bón lá hòa tưới hoặc phun trên bề mặt gốc
- Giai đoạn 60 NSKĐT: Tiến hàng bổ sung phân bón thúc quả lớn từ 1-2kg/gốc nếu cây sai quả
* Lưu ý: Trước khi bao trái nên tiến hành phun thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh.
- QUẢN LÝ SÂU BỆNH
- Cây lên chồi non- cơi mới tiến hành phun phòng sâu bệnh giữ chồi non và bộ lá, phun kèm phân bón lá
- THU HOẠCH VÀ SAU THU HOẠCH
Thu hoạch:
- Quả vỏ xanh đậm, ruột vàng, quả cứng
- Thời gian thu hoạch từ 85-90 ngày từ khi đậu trái
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Quy trình trồng Xoài”