Quy trình kỹ thuật trồng Ớt chỉ thiên xuất khẩu
Thời vụ và giống ớt
1. Thời vụ trồng ớt:
Ớt có thể trồng được nhiều vụ trong năm trong đó:
Vụ xuân: trồng tháng 1-7
Vụ đông: trồng cuối tháng 8 đầu tháng 11
2. Giống ớt chỉ thiên
- Cây ớt trồng được nới khí hậu khắc nghiệt, sai trái
- Năng suất trung bình từ 25 tấn/ha
- Ưu ẩm, thích ánh sang, không ưa ngập úng
- Mật độ trồng 22000 cây/ha
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Làm đất
– Rải vôi đều để xử lý đất trước khi cày lên luống.
– Cày sâu 25 cm. Lên luống cao 30 – 35 cm, mặt luống rộng 90 cm, chân luống rộng 100 cm, rãnh rộng 30 cm.
Chia phân vào các hốc hoặc rải đều lên mặt xong xới nhẹ
– Sau khi bón phân thì tiến hành trộn đều với đất : 500kg lân+ 500kg vôi + 2 tấn phân hữu cơ T9-T322 cho 1ha
– Cách 1:Rắc phân Lân Vôi + Phân hữu cơ T9-T322 xong đó xới đất lên luống
– Cách 2: Lên luống sau đó: rắc phân Lân Vôi vào giữa luống, rắc phủ phân hữu cơ T9-T322 lên mặt luống
– Sử dụng màng phủ nông nghiệp.
- Đánh lỗ sau khi trải linon
- Trồng cây :
- Đào hốc theo kiểu nanh sấu (sole), trồng hàng đôi, hốc sâu 10 cm
- Mật độ: 22000 cây/ha :
- Cây cách cây 40cm.
- Hàng cách hàng 60 cm
- Mỗi hốc trồng 1 cây
- Trồng cây khi trời mát
- Trồng xong tưới ẩm ngay
-
- Chăm sóc
– Bón phân:
- Bổ sung theo sự phát triển của bộ rễ cây ớt. Sau khi trồng 7-10( lần I) ngày nên tưới humic kích rễ phát triển
- Theo dõi xem tình hình của cây phát triển có đều không. Nếu không đều nhau ta tiến hành bón thêm NPK cao đạm (18-10-11, 16-16-8, 10-6-4) vào những cây nhỏ để thúc đẩy quá trình phát triển của cây.
- Khi cây lớn bổ sung phân bằng cách đục lỗ nhỏ chiếu theo đường kính tán hoặc rạch hàng để bón và phủ lớp đất mỏng hoặc phân hữu cơ để giữ cho phân khỏi bay hơi.
- Bón thúc :
Thời điểm bón phân | Công thức |
Bón sau cây phân cành | NPK 16-16-8: 5kg
Đạm: 1kg Qua hệ thống tưới, tưới tay hoặc rắc gốc |
Nụ nhỏ ( NPK cân bằng) 13-13-13 | Phun siêu lân cho ra hoa nhiều
Bón kali vào gốc Phun Bo-Canxi khi có nụ hoa Tưới hoặc rắc gốc NPK |
Khi cây đậu trái và cho quả non | Phun Canxi
NPK 16-16-8: 5kg Qua hệ thống tưới, tưới tay hoặc rắc gốc |
Sau thu quả lần đầu | NPK (16-16-8): 5kg
Qua hệ thống tưới hoặc rắc gốc |
– Tưới nước:
- Cần đảm bảo thoát nước tốt, phải tưới nước đầy đủ. Tưới nước ngay sau khi trồng và sau khi bón phân. Khi cây còn nhỏ tưới ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát.
- Khi cây lớn tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Tuy nhiên chỉ cho nước vào ngập 1/2 chiều cao luống khi nước hút vào 1/3 luống hoặc dùng gáo tưới cho cây, sau đó phải tháo nước ra ngay, tuyệt đối không được ngâm nước qua đêm, phải tháo kiệt nước, không để úng, bí nước trong rãnh để tránh nhiễm bệnh héo xanh.
- Trong giai đoạn cây ra hoa kết quả cần đảm bảo độ ẩm đất 70 – 80% để ngăn ngừa rụng trái.
– Tỉa nhánh: Tỉa bỏ toàn bộ các chồi ở nách lá bên dưới điểm phân cành đầu
tiên khi chồi còn nhỏ tạo thông thoáng và tập trung dinh dưỡng ở tầng trên để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển. Nên tỉa cành lúc nắng ráo. Nếu ớt ra hoa, kết trái gần gốc ngắt bỏ hoa và quả non ở điểm giao phân cành đầu tiên.
– Làm giàn: Giàn được làm bằng cộc và dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi luống cắm 2 hàng cọc với mật độ 2.5-3m một cọc, sau đó dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối các cọc lại, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.
Chú ý: Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.
4. Thu hoạch:
+ Thu hoạch phải đảm bảo đúng thời gian cách ly thuốc BVTV và phân hóa học.
+ Thu quả theo tiêu chuẩn loại 2 của công ty và không có bệnh, côn trùng và những chất không tốt trên bề mặt trái.
+ Sau khi thu hoạch xong bảo quản quả ở nơi thoáng mát, loại bỏ những trái xấu, sâu bệnh hoặc quá crín nhằm giảm thiểu sự lây lan của sâu bệnh và tiến hành phân loại quả.
+ Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 3-5 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng.
Lưu ý:
Xoăn ngọn do bọ trĩ: ngọn xoăn, lá xoăn, có màng trắng do nước tiêu bọ trĩ loang ra. Phun trời có chút ánh nắng (phun phủ mặt + nghiên vòi thốc từ dưới lá lên). Thường trồng cạnh rau màu đặc biệt trồng gần cây bầu bí hay có.
Xoan ngọn + lá non: nhện trắng hoặc đỏ dưới mặt lá (phun nghiêng vòi từ dưới mặt lá lên, pha thêm ít nước rửa bát hoặc mật mía) . Phun kép cách nhau 3 ngày diệt nốt trứng. Thời điểm mưa xong nắng hay có nhện
Trước mưa nên phun nấm bệnh đề phòng, mưa xong nắng nhẹ, độ ẩm cao thì phun nhắc lại. Nếu mưa xong trời nắng to hoặc hanh khô không phải phun nhắc lại.
Định kỳ phun thuốc sâu trích hút 5-7 ngày/ lần thời điểm cây nhỏ, cây to ra quả từ 7-10 ngày (dùng thuốc cách ly ngắn 3-7 ngày)
Chăm đều cây, tưới phân, phun thuốc định kỳ, sử dụng thêm phân bón lá
Loang + đốm lỗ chỗ các nơi trên quả: nấm thán thư : Phun nấm bệnh (vặt quả bệnh cho thùng mang về nhà đốt. phun thuốc bệnh cho cây
Đốm cuối quả (chỗ đầu nhọn của quả) thiếu Canxi : bổ sung canxi
KHI CÂY BỊ BỆNH YÊU CẦU NHÀ VƯỜN LIÊN HỆ KỸ THUẬT
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Quy trình trồng ớt chỉ thiên”